- 19%
4,290,000đ
5,290,000đ
Mua ngay

Số bài học

30

Thời lượng video

13:40:04

Học trên mọi thiết bị

Giới thiệu khóa học

Các anh chị học viên thân mến,

Theo chức năng nhiệm vụ của BKS tại Luật doanh nghiệp: ”Thành viên Ban Kiểm Soát thực hiện thẩm định báo cáo tài chính định kỳ” thông qua rà soát các khoản mục trọng yếu, các chỉ số tài chính và phân tích các biến động của các khoản mục trên báo cáo tài chính, rà soát tính đầy đủ và rõ ràng của các thuyết minh trên báo cáo tài chính giữa niên độ và cuối năm. Đồng thời Ban Kiểm Soát phải đánh giá đảm bảo thực hiện các mục tiêu sau đây:

 Các tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp được bảo vệ

 Các gian lận và lỗi sai ghi chép sổ sách kế toán được ngăn chặn và phát hiện kịp thời.

 Đảm bảo tính chính xác và hoàn thiện của các ghi chép kế toán

 Thông tin tài chính đáng tin cậy 

 Tuân thủ các quy định pháp luật và chính sách nội bộ liên quan đến việc lập báo cáo tài chính

Khóa học 2 ngày này sẽ:

• Giúp các kiểm soát viên nắm chắc được kỹ thuật và các công cụ cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ này nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

• Công tác thẩm tra/ soát xét BCTC cung cấp thông tin độc lập, khách quan, kịp thời so với công việc thực hiện của Kiểm toán độc lập của đơn vị.

• Khóa học sẽ hướng dẫn chi tiết cho học viên về qui trình thẩm tra/ soát xét báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm tra theo định hướng rủi ro.

• Khóa học hướng dẫn về lập và lưu trữ hồ sơ soát xét/ thẩm tra: bao gồm các thủ tục soát xét được thực hiện/ kết quả thực hiện, các vấn đề cần thảo luận với Ban lãnh đạo, các vấn đề cần theo dõi, khắc phục.

• Báo cáo soát xét/ thẩm tra báo cáo tài chính sẽ cung cấp mức độ đảm bảo “vừa phải” về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính theo qui định hiện hành tại Việt Nam.

Khóa học sẽ giúp cho các anh chị:

• Hiểu được mục tiêu, phạm vi, trách nhiệm trong công tác thẩm tra/ soát xét báo cáo tài chính của tổng công ty và các đơn vị thành viên;

• Nắm vững phương pháp tiếp cận, quá trình đánh giá rủi ro, các thủ tục cần thực hiện trong quá trình thẩm tra/ soát xét BCTC.

• Trình bày/ lưu trữ/ quản lý hồ sơ công tác thẩm tra, soát xét BCTC chặt chẽ, đầy đủ;

• Báo cáo kịp thời, đầy đủ các vấn đề phát hiện, các rủi ro liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị cho Ban lãnh đạo Tổng công ty và các đơn vị thành viên để có biện pháp chỉ đạo, khắc phục, xử lý kịp thời.

• Trao đổi thường xuyên với giảng viên sau khóa học trong quá trình áp dụng tại tổ chức của mình.

Nội dung chính của khóa học:

Kỹ thuật thẩm tra - soát xét báo cáo tài chính cho kỳ giữa niên độ và kết thúc năm tài chính:

1. Cơ sở pháp lý công tác thẩm tra – soát xét BCTC

• Qui định pháp luật về công bố thông tin được soát xét/ kiểm toán;

• Theo Quy định pháp luật về Hoạt động của Ban Kiểm Soát và Kiểm toán nội bộ (KTNB);

• Qui chế hoạt động của Bộ phận KTNB

• Chuẩn mực về Soát xét Báo cáo tài chính của Kiểm toán độc lập.

2. Giới thiệu về Báo cáo tài chính và các yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

• Hiểu về các nguyên tắc kế toán quan trọng và ý nghĩa

• Hiểu về giả thiết hoạt động liên tục

• Khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính và yêu cầu tại Việt Nam

3. Mục tiêu và phạm vi của công tác soát xét báo cáo tài chính

• Phân biệt giữa soát xét và kiểm toán báo cáo tài chính

• Các cơ sở dẫn liệu, sai sót & gian lận

4. Đánh giá rủi ro và Lập kế hoạch công tác soát xét BCTC

• Thỏa thuận điều khoản hợp đồng

• Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và môi trường kiểm soát

• Tìm hiểu về chính sách kế toán quan trọng

• Tìm hiểu về các qui trình hoạt động chính

• Phân tích sơ bộ BCTC

• Tổng hơp kế hoạch soát xét

• Xác định mức trọng yếu

• Kế hoạch nhân sự/ thời gian/ Phê duyệt của Ban lãnh đạo

5. Thiết kế thủ tục và thực hiện công tác soát xét báo cáo tài chính định kỳ và kết thúc năm.

• Soát xét các yếu tố đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp

• Soát xét tình hình quản lý, ghi nhận và bảo toàn Vốn trong doanh nghiệp

• Soát xét tình hình thực hiện kết quả kinh doanh thông qua soát xét các chỉ tiêu: doanh thu/ giá vốn/ lợi nhuận/ các chi phí hoạt động;

• Soát xét hoạt động đầu tư mua sắm và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp: Quản lý mua sắm tài sản, quản lý khấu hao, quản lý việc sửa chữa, bảo dưỡng, quản lý việc thanh lý tài sản thông qua các chỉ tiêu liên quan tren BCTC;

• Soát xét việc quản lý dòng tiền thông qua việc soát xét quản lý công nợ bán hàng, quản lý vốn vay, quản lý các khoản tạm ứng khác thông qua các chỉ tiêu liên quan trên BCTC;

• Soát xét công tác quản lý hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu liên quan: Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác ...

• Các ví dụ và bài tập tình huống

6. Bài tập thực hành: (Ví dụ các đơn vị của Viettel)

• Soát xét và đánh giá về Giả thiết hoạt động liên tục 

• Soát xét tình hình thực hiện kết quả hoạt động kinh doanh

• Soát xét công tác quản lý và bảo toàn vốn

• Soát xét hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp

• Soát xét công tác quản lý công nợ

• Soát xét công tác quản lý tài sản cố định trong DN

7. Tổng hợp và kết luận soát xét

• Đánh giá sai sót & gian lận và các vấn đề cần phải điều chỉnh và thuyết minh trên BCTC

• Trao đổi với Ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan 

• Kết luận soát xét và trình bày báo cáo soát xét

8. Hoàn thiện hồ sơ công tác soát xét/ Kiểm soát chất lượng

• Hồ sơ công tác soát xét

• Kiểm soát chất lượng hoạt động soát xét

Trân trọng giới thiệu khóa học tới các anh chị.

Nếu các anh chị có bất kỳ câu hỏi nào cần làm rõ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 0912787459 (Phương Trần)

ProTrain

Nội dung khóa học

Đăng ký khóa học

4,290,000 đ Đăng ký